Tòa Cửu Long là tên gọi của một tượng Phật rất đặc biệt trong chùa Việt. Bức tượng được ghép nối từ rất nhiều tượng nhỏ và chi tiết khác nhau, thuật lại quá trình Đức Phật đản sinh. Tòa Cửu Long có ý nghĩa gì trong Phật giáo? Cách đặt thờ tòa Cửu Long đúng chuẩn thế nào? Cùng Đúc Tượng Phật tham khảo ngay bài viết để giải đáp thắc mắc và xem ngay các mẫu tượng Cửu Long đẹp nhất dưới đây nhé.
Ý nghĩa tòa Cửu Long trong Phật giáo
Tương truyền Đức Phật vừa đản sinh, bầu trời xuất hiện chín con rồng phun nước thơm xuống để tắm cho Ngài. Người bước đi bảy bước, dưới chân mỗi bước nở ra một bông sen. Tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất mà nói: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”.
Từ câu chuyện đó, các nghệ nhân đã xây dựng lên Toà Cửu Long, diễn tả sinh động và đầy đủ truyền thuyết đản sinh, lấy cây vô ưu làm bối cảnh, cùng với bầu trời đan bởi chín con rồng phun nước. Các vị Đế Thích, Phạm Thiên cùng các Thiên thần dâng hoa ca múa chào mừng. Toà Cửu Long là cả một quần thể gồm rất nhiều pho tượng đặt trong sự phối cảnh phức hợp. Nội dung cốt lõi của tác phẩm phải diễn tả thấu triệt ý nghĩa thăng diệu của sự kiện Phật Đản sinh.
Bối cảnh lấy trời đất vũ trụ bao bọc, đồng thời làm nền tôn cao chân lí Ngã Như Lai. Phật là biểu tượng của cả Vô Tướng và Thực Tướng. Cũng có thể hiểu chữ Ngã trong câu nói “Thiên Thượng Thiên Hạ duy Ngã độc tôn” của Thích Ca.
Con người sinh ra trên thế gian đều chịu khổ, cả về thể chất và tinh thần. Nguồn gốc của sự khổ đó là sự ham muốn quyền lực, ham vui, ham sống. Muốn trừ sự khổ đó thì chỉ có tự mình giải thoát cho mình thôi. Chỉ có theo tám con đường chính (Bát chính đạo) mà Phật với tư cách là Người giác ngộ, bậc Đạo sư, đã vạch ra mới tự giải thoát được.
Chữ Ngã ở đây có thể hiểu là cái Ta Giác Ngộ. Nếu mọi chúng sinh nếu thấu hiểu được Tứ Diệu đế và thực hiện được Bát Chính đạo thì đều trở thành cái Ta Giác Ngộ, cái Ngã Vô Tướng – Thực Tướng, mới đáng là độc tôn giữa trời đất, trong mọi cõi trời.
Tìm hiểu tạo hình tòa Cửu Long trong chùa Việt
Tòa Cửu Long là một công trình đồ sộ, gồm 3 tầng cấu tạo theo hình vòng cung, mặt trước là 9 con rồng, mặt sau là trụ đỡ thẳng đứng và 36 tượng nhỏ đặt xen kẽ toàn bộ tòa. Hình ảnh chín con rồng phun nước là sự kết hợp tuyệt vời giữa triết lý Phật Giáo với tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ.
Ý nghĩa là thể hiện lòng cầu mong của người làm ruộng được mưa thuận gió hoà để bước vào một vụ mùa phong đăng hoà cốc. Thời điểm đản sinh vào tháng tư âm lịch, là kỳ nắng hạn thiếu nước cho ruộng đồng.
Phật ra đời là một Đấng Cứu tinh, đem lại mưa móc cho ruộng đồng, cây cỏ nơi hạ giới, các Thiên Vương tuân mệnh, những Thiên long thực hiện. Chư Thiên hết thảy vui mừng, con người đều sung sướng.
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm đẹp nhất
Cách đặt thờ tòa Cửu Long đúng chuẩn
Mỗi chùa ở Việt Nam sẽ có cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát cũng có công thức và ý nghĩa rõ ràng, nhưng vì xưa nay không có sách vở nào ghi chép cho tinh tường nên không có quy chuẩn bắt buộc nào cả. Do đó người ta mỗi khi bước chân vào chùa không phân biệt được pho tượng nào thờ vị nào.
Thông thường trong chánh điện thờ Phật, Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy cho nên ở lớp trên cùng là thờ Pháp thân Phật, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ. Ở lớp thứ hai thờ Báo thân Phật, tức là thờ Thụ dụng trí tuệ Phật ở cõi cực lạc. Ở lớp thứ ba là thờ Ứng thân Phật, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra sác thân ở trần thế. Từ lớp thứ tư trở xuống bày những cảnh lúc đản sinh của đức Thích Ca Mâu Ni Phật và những tượng các vị thần khác.
Vậy cách bài trí các tượng ở chánh điện từ trên xuống dưới theo thứ tự thường là:
Lớp thứ nhất là bộ Tam Thế Phật
Lớp thứ hai là bộ Di Đà Tam Tôn
Lớp thứ ba là Hoa Nghiêm Tam Thánh
Lớp thứ tư là tòa Cửu Long
Lớp thứ năm là Tứ Thiên Vương
Tiếp theo là Tứ Bồ Tát, Bát Bộ Kim Cương,…
Lưu ý khi đặt thờ tòa Cửu Long cần nắm chắc
Ngày nay, không chỉ thờ phụng tại chùa, miếu mà nhiều Phật tử thỉnh tôn tượng về thờ tại gia. Thờ tòa Cửu Long là cách Phật tử thể hiện lòng thành của mình với chư Phật. Khi thờ tôn tượng Phật, gia chủ cần lưu ý:
– Thờ cúng chư Phật là cách chúng ta thể hiện tôn kính với Tam bảo, việc thờ cúng quan trọng là tâm thành kính, không cần đặt nặng về vật chất hay sự xa hoa.
– Bàn thờ Phật nên đặt ở độ cao thích hợp, ít nhất nên cao hơn đầu gia chủ, sau tượng không nên có cửa sổ. Nên đặt bàn thờ ở hướng ra cửa chính, nếu nhà tầng thì nên đặt ở tầng cao nhất của căn nhà để thể hiện sự uy nghiêm, trang trọng.
– Không đặt ban thờ Phật tại vị trí gần cạnh hay cửa hướng đối diện nhà vệ sinh, phòng ngủ nhà bếp, hướng nhà tắm, chân góc cầu thang hay toilet.
– Nếu trong nhà đang thờ các vị Thần Thánh khác thì cũng không nên dẹp bỏ, cần thờ tượng Phật ở vị trí trung tâm, thờ gia tiên và Thần Thánh ở hai bên. Bởi Phật đã thoát khỏi luân hồi, là đấng tối cao, đặt bàn thờ gia tiên ở bên cạnh để nương tựa các ngài trở thành đệ tử Tam bảo.
– Tuyệt đối không đặt giấy tiền, vàng mã hay bùa chú lên bàn thờ Phật, đây là mê tín dị đoan, đi ngược lại tín ngưỡng Phật Giáo. Đồ cúng nên là đồ chay, thay mới hoa quả thường xuyên và chỉ nên dùng chén đĩa dành riêng để cúng Phật.
– Khi thỉnh Tôn tượng về thờ, cần đến chùa để được sư thầy hướng dẫn cách thỉnh tượng đúng cách và nên chuẩn bị xong tất cả mọi thứ. Thông thường, ngày thỉnh Phật là ngày mùng 1, ngày rằm hoặc ngày vía các chư Phật, Bồ Tát.
– Dù Phật không có hình dáng cụ thể nhưng không nên thờ các bộ tượng hay tranh có hình dáng lạ. Để chắc chắc, quý khách có thể tham khảo ý kiến của sư thầy hoặc người có kiến thức.
– Thờ tượng Cửu Long phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Giữ gìn thân – khẩu – ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…
Vì sao tòa Cửu Long bằng đồng ngày càng phổ biến?
Xu hướng sử dụng tượng Phật bằng đồng đang càng ngày phổ biến hơn. Tượng bằng đồng đáp ứng được nhiều tiêu chí như chất lượng, mẫu mã, giá thành, là lựa chọn tốt để chế tác tượng.
– Độ bền cao: Người xưa có câu “nồi đồng cối đá”, dù đồng là kim loại có tính oxy hóa khá cao nhưng khi được xử lý bề mặt kỹ lưỡng sẽ cho độ bền lâu, sáng đẹp cùng thời gian hoặc xuống màu trầm cổ sang trọng. Thậm chí là bền mãi mãi đối với các sản phẩm dát vàng, khảm tam khí, khảm ngũ sắc.
– Tính thẩm mĩ tốt: Các mẫu tượng chế tác thủ công mỹ nghệ được nghệ nhân trau chuốt từng chi tiết hoa văn. Đường nét toát lên vẻ đẹp uyển chuyển mềm mại, toát lên vẻ hiền hậu, nét truyền thần của đức Phật, vô cùng hút mắt người xem. Bề mặt vật phẩm được gia công kỹ lưỡng, phủ bóng 2k vừa có tác dụng chống oxy hóa, vừa tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
– Giá thành hợp lý: Tòa Cửu Long bằng đồng được làm từ nhiều chất liệu như: đồng vàng, đồng đỏ, đồng Catut hoặc dát vàng 9999, khảm tam khí, khảm ngũ sắc… Do vậy phân khúc giá cũng vô cùng đa dạng từ giá rẻ cho đến cao cấp giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp.
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Các mẫu tượng Đại Thế Chí Bồ Tát đẹp nhất
Nên đúc tòa Cửu Long bằng đồng ở đâu?
Đúc Tượng Đồng là cơ sở chế tác tượng đồng uy tín, có xưởng đúc đồng lớn tại làng nghề. Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã thi công hàng nghìn công trình đúc tượng lớn nhỏ trên cả nước. Các mẫu tượng đồng của chúng tôi luôn được khách hàng, các sư thầy, sư cô đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu 3 phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Tượng Đồng luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
=>>> Sử dụng nguyên liệu đúc chọn lọc: Chúng tôi sử dụng nguyên liệu đồng thanh khiết (chủ yếu dùng đồng đỏ đối với tượng kích thước lớn), nói không với các loại đồng tạp. Sản phẩm có trọng lượng nặng, đúc dày dặn, kết cấu cân đối, chắc chắn
=>>> Chế tác bởi nghệ nhân: Sản phẩm được thực hiện bởi bàn tay nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm. Quý khách có thể đánh giá qua các chi tiết hoa văn được chạm khắc thủ công tỉ mỉ, kỳ công và vô cùng tinh xảo. Tượng có diện mạo đẹp, thần thái, tỷ lệ hình khối cân đối.
=>>> Kỹ thuật sửa nguội hoàn thiện tốt: Đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định khắt khe trong các khâu chế tác, sản phẩm của Bảo Long có kỹ thuật hoàn thiện tốt, nhẵn mịn, đảm bảo độ bền trên 10 năm đối với sản phẩm thông thường và bền mãi mãi đối với hàng dát vàng 9999.
Chúng tôi nhận chế tác tượng THEO YÊU CẦU. Nếu quý khách đang quan tâm đến các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline: 0937 522 286 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Tổng hợp +100 Mẫu tượng Phật A Di Đà bằng đồng đẹp nhất