Tam Thế Phật hay Thường trụ tam thế diệu pháp thân là cách gọi chung của ba bức tượng Phật thường được thờ trong chùa Việt. Khi thực hành thờ cúng tại chùa, quý khách có bao giờ tự hỏi vì sao lại có cách sắp xếp tượng như vậy không? Hoặc khi thỉnh tượng về thờ thì cách đặt thờ tượng Tam Thế Phật thế nào? Để giải đáp những điều trên, cùng Đúc Tượng Đồng tham khảo ngay những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được dưới đây nhé.
Tượng Tam Thế Phật thường được thờ trong chùa, hoặc phật tử thỉnh về thờ tại gia
Tìm hiểu về Tam Thế Phật trong Kinh Phật
Tại các ngôi chùa Phật giáo, thường thờ bộ tượng Tam Thế Tam Thiên Phật hoặc Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân. Tuy nhiên, cả hai bộ tượng thờ trên đều được gọi tắt theo thói quen là tượng Tam Thế Phật. Tôn tượng Tam Thế Phật là một trong những bộ tượng Phật được thờ cúng phổ biến tại Việt Nam. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ Tam Thế Phật gồm những ai?
Trước tiên, trong Tam Thế Phật, chữ Thế có thể hiểu là Thời, tức chỉ ba vị Phật ở ba thời khac nhau, gồm: Quá khứ, Hiện đại và Vị lai. Trong đó, Phật trong quá khứ đại diện là Phật A Di Đà, Phật hiện tại là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và Phật tương lai là Phật Di Lặc. Khi hiểu theo nghĩa này thì mỗi vị phật là đại diện cho sự vô lượng vô biên của chư Phật mười Phương.
Ngoài ra, chữ Thế trong Tam Thế Phật còn được hiểu là thế giới. Trong đó, thế giới trung tâm là thế giới Ta Bà do Phật Thích Ca Mâu Ni làm giáo chủ. Bên trái có thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà và bên phải có thế giới Tịnh Lưu Ly phương Đông nơi Phật Dược Sư ngự.
Khi hiểu theo nghĩa này thì Tam Thế Phật biểu tượng cho không gian vô lượng của thế giới chư Phật, từ phải sang trái, từ Đông sang Tây, từ trên xuống dưới… tượng trưng cho vô lượng vô biên vô số quốc độ Phật.
Thứ ba, trong giáo lý Phật giáo Đại thừa, Phật Thích Ca Mâu Ni thường dùng ba loại chân thân khác nhau để truyền pháp gọi là Tam Thân. Bao gồm: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Ba pho tượng Phật có nhiều hình thức, là biểu hiện của Tam Thân Phật, như Thiên Thai tông lấy Tỳ Lô Giá Na Phật, Lô Xá Na Phật và Đức Thích Ca Mâu Ni Phật làm Pháp thân Phật, Báo thân Phật và Ứng thân Phật.
Cách đặt thờ tượng Tam Thế Phật trong chùa Việt
Trong chính điện thờ Phật, triết lý vô thường của Phật giáo được đặt lên hàng đầu thể hiện qua tam thân Phật là “Pháp thân”, “Báo thân” và “Ứng than”. Cách bài trí các tượng Phật ở chính điện theo đúng ý nghĩa ấy, cho nên ở lớp trên cùng là thờ “Pháp thân Phật”, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ. Ở lớp thứ hai thờ “Báo thân Phật”, tức là thờ thọ dụng trí tuệ Phật ở cõi Cực Lạc.
Ở lớp thứ ba là thờ “Ứng thân Phật”, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra xác thân ở trần thế. Lớp thứ 4 là lớp tượng “Di lặc Bồ-tát” và hai vị “Phổ Hiền Bồ-tát” và “Văn thù Bồ-tát” đứng hai bên. Lớp thứ năm trở xuống thường có tượng đức Phật tu khổ hạnh ở chân núi Tuyết Sơn, tượng đức Phật nhập Niết bàn và đức Phật đản sanh.
Vậy cách thờ tượng Tam thế Phật ở chính điện từ trên xuống dưới theo thứ tự sau đây:
1. Tượng Tam thế Phật
Lớp trên cùng, ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dãy, hình dáng giống nhau, tức là tượng “Thường trụ tam thế diệu pháp thân”, người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật; nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.
2. Tượng Di-Đà tam tôn
Lớp thứ hai có ba pho tượng lớn, pho tượng ngồi giữa là pho tượng đức “A Di Đà Phật”, tức là Thọ dụng trí tuệ thân, pho tượng đứng bên trái là tượng đức “Quan Thế Âm Bồ-tát”, pho tượng đứng bên phải là tượng đức “Đại Thế Chí Bồ-tát”. Đức Phật và hai Bồ-tát ấy ở Tây phương Cực Lạc, chủ việc cứu độ chúng sinh ở cõi Sa-bà qua cõi Cực Lạc.
3. Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh
Bộ tượng gồm tượng ở bên phải, hoặc đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng “Đức Văn-Thù Bồ-tát”; pho tượng ở bên trái, hoặc đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con voi trắng là tượng “Đức Phổ-Hiền Bồ-tát”, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh.
Ở lớp thứ ba ấy, có nhiều chùa thờ tượng đức “Thích-ca Mâu-ni” ngồi cầm hoa sen, như khi Ngài thuyết pháp ở núi Linh Thứu; bên tả là tượng “Ca-Diếp Tôn giả”, vẻ mặt già,bên hữu là tượng “A-Nan-Đà Tôn giả”, vẻ măt trẻ, là hai đại đệ tử của Đức Thích-ca khi Ngài còn ở thế-gian. Tượng hai vị Tôn giả ấy đều tạc đứng, mang hình dáng hai thầy tỳ-kheo.
Tiếp tục các lớp tiếp theo là các vị Phật khổ tu, tượng Cửu Long, Tứ Thiên Vương, Tứ Bồ tát, Kim Cương bát bộ,…
Cách đặt thờ tượng Tam Thế Phật trong phòng thờ tư gia
Nhiều Phật tử thỉnh tượng Tam Thế Phật về thờ tại điện thờ tại gia. Khi thỉnh tượng Phật về thờ quý khách có thể thờ riêng không gian thờ Phật. Không nên đặt tượng Bồ Tát cùng với ban thờ gia tiên hay tượng Thần của đạo khác.
Về cách đặt thờ, nếu quý khách chỉ thờ 1 bộ Tam Thế Phật thì đặt tượng ở chính giữa ban thờ, sắp xếp vị trí các Phật theo đúng thứ tự trái phải. Nếu gia đình nào thờ điện tại gia, đặt thờ tượng Tam thế Phật theo cách sắp xếp tại chùa. Tức là bộ tượng Tam Thế Phật ở lớp trong cùng, cao nhất, sau đó mới tới các lớp tượng Phật, Bồ Tát phía ngoài, cấp bậc thấp dần.
Nên đặt tượng có khoảng cách nhất định để mang lại vẻ hài hòa và thẩm mĩ cho không gian thờ Phật.
Thỉnh, thờ tượng Tam Thế Phật cần lưu ý điều gì?
Mỗi chất liệu chế tác tượng Tam Thế Phật đều có vẻ đẹp đặc trưng với những ưu, nhược điểm riêng biệt. Tuy nhiên, cần chọn tượng có hình khối cân đối cân đối, diện mặt đẹp. Tránh chọn những mẫu tượng có hình dáng khác lạ.
Quý phật tử nên chọn tượng có kích thước cân đối với không gian thờ cúng. Điều này vừa tạo sự ăn nhập hài hòa trong tổng thể, vừa giúp không gian thờ thêm trang nghiêm. Tránh chọn tượng có kích thước “lệch tông”, quá lớn hoặc quá nhỏ tạo sự mất cân đối trong không gian.
Sau khi thỉnh tượng về, gia chủ nên làm lễ khai quang cho tượng Phật. Quý phật tử có thể nhờ sự giúp đỡ của các sư thầy hoặc tìm hiểu cách khai quang tượng Phật thờ tư gia chuẩn nhất.
=>> Có thể bạn quan tâm: 100+ Mẫu tượng Phật bằng đồng đẹp miễn chê
Đúc Tượng Phật – Nhận đúc tượng Tam Thế Phật theo yêu cầu
Trên đây là những chia sẻ về cách đặt thờ tượng Tam Thế Phật do Đúc Tượng Đồng tổng hợp. Hi vọng qua bài chia sẻ trên, quý khách có thêm nhiều kiến thức về tượng Phật.
Quý khách nếu có nhu cầu đúc tượng đồng, tượng Phật bằng đồng có thể lựa chọn Đúc Tượng Đồng. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của chúng tôi luôn được khách hàng, các sư thầy, sư cô đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn.
Bên cạnh đó, chúng tôi luôn sử dụng đồng chuẩn, nói không với đồng pha tạp chất, đồng rác cho thành phẩm có độ bền vượt trội. Bảo hành lên đến 20 năm, không xuống cấp, xỉn màu đối với sản phẩm thường. Bảo hành trọn đời đối với các mặt hàng mạ vàng 24k, dát vàng 9999.
Chúng tôi nhận chế tác tượng Tam Thế Phật theo kích thước, mẫu mã yêu cầu. Nếu quý khách đang quan tâm đến các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline: 0937 522 286 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG
◾️Bước 1: Khách hàng gọi Hotline: 0937 522 286 để được tư vấn về sản phẩm (cần liên hệ trước, bởi các số lượng khách hàng mua nhiều nên các sản phẩm không có sẵn tại cửa hàng)
◾️Bước 2: Sau khi chọn và chốt mẫu, chúng tôi sẽ tiến hành báo giá
◾️Bước 3: Khách hàng đặt cọc và chúng tôi sẽ xác nhận tiền cọc qua ngân hàng
◾️Bước 4: Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 – 2 ngày để xác nhận và giúp khách hàng sắp xếp thời gian nhận hàng.
◾️Bước 5: Giao hàng, kiểm tra hàng (nếu hàng lỗi, khách hàng được quyền trả lại ngay)
◾️Bước 6: Khách nhận hàng và thanh toán tiền.
Quý khách có thể xem thêm:
=>> +101 Tượng Bổn Sư Thích Ca đẳng cấp miễn chê
=>>+ 20 Tượng Phật Bà Quan Âm được khách hàng đặt nhiều nhất