Lưu ý khi thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Phật tử nên biết

Quan Thế Âm Bồ Tát là sự hiện thân của sự từ bi, cứu rỗi chúng sinh thoát khỏi những khổ đau, bệnh tất, mang đến cho chúng sinh sự an yên trong cuộc sống. Bởi vậy, tượng người không chỉ được đặt tại nhà chùa mà còn được Phật tử thỉnh về thờ tại gia. Song, không phải ai cũng biết cách thờ sao cho đúng. Hãy cùng Đúc Tượng Đồng tìm hiểu một số lưu ý khi thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Phật tử nên biết!

Quan Âm Bồ Tát là ai?

Quán Thế Âm Bồ Tát – Ngài đã giác ngộ, biết rõ chân lý của vũ trụ, chứng được phép “nhĩ căn viên thông”, nghe thông suốt hết thảy âm thanh của vũ trụ, như người đã thức dậy rồi trong ngôi nhà “vũ trụ” kia, nghe biết hết thảy chân tướng các sự vật, động tịnh trong ngoài.

Quán Thế Âm, tiếng Phạn gọi là Avalokitévara, Nghĩa là vị Bồ Tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại.

Do Ngài quán sát âm thanh một cách tự tại mà chứng được bản thể chân thường của vũ trụ.

Nơi nào, lúc nào trong vũ trụ có tiếng chúng sinh đau khổ, kêu cầu thì Ngài hiện thân cứu độ rất tự tại, cho nên Ngài cũng có tên là Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại…

lưu ý khi thờ tượng quan thế âm bồ tát
Mẹ Quan Âm giúp chúng sinh giải thoát khỏi những khổ đau

Thờ tượng Quan Âm Bồ Tát có ý nghĩa gì?

Với những hạnh nguyện cao cả trong con đường đắc đạo, tượng Phật bà Quan Âm được nhiều Phật tử thỉnh thờ tại gia. Với mong muốn được Ngài “tầm thanh cứu khổ”, giải thoát khỏi tai ách, hoạn nạn.

Quán Thế Âm là vị Bồ Tát quan sát chúng sinh khổ đau trong thế gian mà khởi lòng đại bi, đoạn trừ phiền não, làm cho chúng sinh được an lạc.

Ngài là hình ảnh của đại từ đại bi, của tình thương bao la, vì bi nguyện độ sinh, Ngài có thể hóa hiện từ trên thân Phật, dưới cho đến thân quỷ dạ xoa, la sát để hóa độ chúng sinh.

Chính sự hóa thân đó đã làm cho hình ảnh của Ngài nói riêng, Phật giáo nói chung trở nên năng động và tích cực hơn trong việc cứu khổ độ sinh vậy.

lưu ý khi thờ tượng quan thế âm bồ tát
Thờ tượng Quan Âm để hằng ngày được chiêm bái, tụng niệm và giác ngộ

Ngày vía Mẹ Quan Âm là ngày nào?

Hằng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/02, 19/06 và 19/09 đều theo âm lịch.

Nhưng đa phần chỉ biết suông là lễ vía Quán thế Âm thế thôi!

Thực ra trong Thiền môn nhật tụng cổ xưa đã ghi rõ:

  • Ngày 19/02 là vía Quán thế Âm Đản Sanh.
  • Ngày 19/06 là vía Quán thế Âm Thành Đạo.
  • Ngày 19/09 là vía Quán thế Âm Xuất Gia.

Do vậy, Phật tử có thể chọn ngày vía Phật để thỉnh tượng về thờ tại tư gia. Hoặc cũng có thể chọn những ngày đẹp, ngày rằm, mùng 1 đều được.

lưu ý khi thờ tượng quan thế âm bồ tát
Gia chủ nên chọn ngày đẹp hoặc ngày vía Phật để thỉnh tượng về

Lưu ý khi thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Phật tử nên biết

Chuẩn bị ban thờ

  • Ban thờ Phật nên đặt ở vị trí cao ráo, thông thoáng, hướng về phía cửa
  • Nên đặt ban thờ Phật tách riêng hoặc đặt ở vị trí cao nhất trong ngôi nhà
  • Không đặt hướng mặt tượng vào những khu vực ẩm thấp, nhiều uế khi như nhà tắm, nhà vệ sinh…
  • Cần đảm bảo “thỉnh” tượng Quan Âm Bồ Tát có diện mặt đẹp, kiểu dáng thẩm mỹ để tôn lên sự trang nghiêm trong thờ cúng
  • Không chọn tượng có khuôn mặt và hình dáng khác lạ

Cách khai quang tượng:

+ Chuẩn bị việc bao sái tượng

Để bao sái tượng, bạn nên dùng nước thơm. Bạn hoàn toàn có thể mua những sản phẩm này tại các cửa hàng kinh doanh đồ thờ cúng. Nếu không, bạn có thể đun nước với rượu, quế và một chút dầu thơm.

+ Làm sạch tượng Phật

  • Nếu tượng cỡ nhỏ, bạn có thể đặt tượng vào trong chậu nước ở vị trí cao. Sau đó, dùng khăn mềm sạch thấm nước đã chuẩn bị lau xung quanh bức tượng. Nhẹ nhàng lau rửa.
  • Trong trường hợp tượng cỡ lớn, đặt nguyên tượng trên bệ. Sau đó, dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm nước bao sái và làm sạch xung quanh tượng.
  • Để tượng khô một cách tự nhiên rồi dùng khăn điều cỡ vừa phủ kín tượng để chuẩn bị cho nghi lễ.
lưu ý khi thờ tượng quan thế âm bồ tát
Tượng Phật Bà Quan Âm cần đặt nơi cao ráo, thông thoáng

+ Sư thầy hoặc thầy cúng tiến hành khai quang

  • Đầu tiên, sư thầy thắp hương, xin phép thực hiện nghi lễ.
  • Sư thầy đứng lên đọc bài trì chú khai quang ở đàn tràng. Cùng lúc, vị sám chủ sẽ cầm cái gương giơ lên, nhẹ nhàng đưa qua đưa lại trước tượng Phật.
  • Tiếp đến, sám chủ sẽ thực hiện viết chữ Án trên diện tượng Phật. Đồng thời thực hiện bài niệm khai phục nhãn.
  • Chiếc gương lúc này chính là biểu tượng cho Đại viên cảnh/ kính trí. Mọi người có thể sử dụng gương mới hay gương cũ đều được. Tuy nhiên chiếc gương phải được làm sạch, bao sái cẩn thận.

Nên thỉnh tượng Quan Âm Bồ Tát bằng chất liệu gì tốt?

Ngày nay, các mẫu tượng Mẹ Quan Âm Bồ Tát đẹp được tạo dựng trên nhiều chất liệu như tượng thạch cao, xi măng, bột đá, nhựa composite, gỗ, đồng, gốm sứ… Mỗi chất liệu đều có những vẻ đẹp đặc trưng riêng với ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy theo mong muốn của mỗi người, sở thích và ngân sách chi phí để chúng ta lựa chọn chất liệu phù hợp nhất.

So với các chất liệu, tượng đồng có độ bền cao nhất. Bởi ngày nay, chúng ta vẫn thấy các pho tượng Phật cổ bằng đồng được lưu truyền hàng trăm năm.

Nghệ thuật tạo dựng tượng Phật bằng đồng có niên đại từ rất lâu, có rất nhiều tư liệu ghi chép về sự ra đời của những pho tượng Phật cổ từ nhiều niên đại về trước. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, ngày nay các pho tượng Phật bằng đồng được hoàn thiện tinh xảo, nhẵn nhụi, mang tính thẩm mỹ hoàn hảo.

Bên cạnh đó, các mẫu tượng Quan Âm Bồ Tát đẹp được chế tác bằng đa dạng chất liệu như đồng vàng, đồng đỏ, đồng catut, đồng nồi hè hiếm với rất nhiều kiểu dáng, đem đến sự lựa chọn phong phú cho khách hàng.

lưu ý khi thờ tượng quan thế âm bồ tát
Tượng Phật Bà Quan Âm bằng đồng cao cấp, mẫu mã sang trọng

Mua tượng Mẹ Quan Âm Bồ Tát ở đâu uy tín?

Đôi nét về cơ sở chúng tôi: Đúc Tượng Đồng là đơn vị chuyên đúc tượng đồng tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Sở hữu 20 nghệ nhân giỏi, hơn 50 thợ hoàn thiện dày dặn kinh nghiệm, 3 phân xưởng đúc lớn và nhiều xưởng vệ tinh. Chúng tôi vinh dự khi nhận được sự tin tưởng của hơn 80.375 quý Phật tử, quý chùa trên toàn quốc.

Một số công trình đúc tượng Phật tiêu biểu tại cơ sở chúng tôi có thể kể đến như: dự án đúc 12 pho tượng Phật lớn trên 1m55 cho khu du lịch Suối Bang tại Quảng Bình; đúc tượng Phật Thích Ca bằng đồng 3m dát vàng cho chùa Từ Tâm tại Tây Ninh; đúc tượng Phật Thích Ca 2m17 cho chùa Tam Bửu – Tiền Giang; đúc tượng Phật Thích Ca 1m8 cho chùa Nội Phật – Sóc Sơn; đúc 4 pho tượng đồng cỡ lớn cho chùa An Long – Long An, đúc tượng Phật A Di Đà bằng đồng 1m76 tại Tháp Mười, Đồng Tháp và hàng trăm công trình khác.

Ưu thế nổi trội của chúng tôi so với đơn vị khác

  • Sở hữu nhiều mẫu tượng Phật “độc quyền”
  • Xưởng đúc đồng quy mô lớn, đúc trực tiếp, không qua trung gian
  • Cam kết sử dụng đồng thanh khiết, khách hàng có thể kiểm định
  • Bảo hành rõ ràng, minh bạch, đảm bảo quyền lợi 2 bên
lưu ý khi thờ tượng quan thế âm bồ tát
Tượng Phật Bà Quan Âm ngồi đúc đồng đỏ thanh khiết
lưu ý khi thờ tượng quan thế âm bồ tát
Tượng Phật Bà Quan Âm đứng trên đài sen bằng đồng đỏ
lưu ý khi thờ tượng quan thế âm bồ tát
Tượng Phật Bà Quan Âm đúc đồng đỏ màu đỏ mộc tự nhiên

Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp quý vị có những thông tin hữu ích khi thờ tượng Quan Âm Bồ Tát. Nếu bạn đang có nhu cầu thỉnh tượng Phật có thể liên hệ trực tiếp cho nhân viên bán hàng qua Hotline: 0937.522.286 để được hỗ trợ.

>> Có thể bạn quan tâm: 

100 Pho Tượng Bổn Sư Thích Ca đẹp nhất

101 Pho  mẫu tượng Đại Thế Chí bằng đồng “độc quyền”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *