Quan Trần Triều hay Đức Trần Triều là tên gọi của vị Thánh do nhân dân tôn sùng. Ông vốn là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vị tướng tài ba có công lao to lớn với nhân dân ta. Ngày nay, ông được đưa vào tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, trở thành vị Thánh bảo vệ cho cuộc sống người dân. Ý nghĩa tín ngưỡng thờ Quan Trần Triều là gì? Cách đặt thờ tượng Quan Trần Triều Thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây nhé.
Tín ngưỡng thờ Quan Trần Triều tại Việt Nam
Đức Thánh Trần là một nhân vật lịch sử được nhân dân huyền hóa tôn sùng trở thành một vị thánh thần linh thiêng thuộc hệ thống tín ngưỡng thờ cộng đồng Trần Triều. Đức Thánh Trần hay Đức Trần Triều tên thật là Trần Quốc Tuấn – là một vị tướng tài ba của Việt Nam và thế giới. Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu và là anh trai của vua Trần Thái Tông (hay vua có tên gọi khác là Trần Cảnh).
Ông vừa là một vị tướng tài ba nơi trận mạc vừa là nhà lý luận quân sự giỏi. Ông để lại cho hậu thế rất nhiều tác phẩm để đời có nhiều ý nghĩa và giá trị.
Theo gốc tích dân gian truyền lại, ông chính là Thanh tiên đồng từ Thiên Đình phụng lệnh Ngọc Hoàng đầu thai giáng trần xuống hạ giới, ông mang theo cờ ấn, phi thân kiếm, Ngũ tài của Thái Công, tam bảo của Lão tử.
Ông là vị tướng tài ba dẫn dắt một nước yếu chiến, một nước hùng cường tới ba lần chống quân xâm lược hung ác và tàn bạo. Ông là người có công lớn nhất trong ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi nước ta và được người đời biến đến với danh xưng” Hưng Đạo Đại Vương”. Sau này, khi ông đã mất tên tuổi ông vẫn vang lừng khắp các bờ cõi năm châu đời đời không bao giờ quên.
Việc thờ Đức Thánh Trần là hành động xuất phát từ tấm lòng nhớ ơn, kính trọng vì những công lao to lớn ông mang lại cho nước nhà. Thờ Phụng nhà Trần với ý nghĩa là trấn giữ, bảo hộ quốc gia dân tộc. Trong các lễ nghi tâm linh thì việc thờ Đức Trần Triều có tác dụng trừ tà khí. Người xưa quan niệm rằng, những người bị điên dại, bị tà ma quấy nhiễu khi mời các vị thánh nhà Trần về trừ tà sẽ khỏi.
>>Xem ngay +100 mẫu tượng đồng đẹp và chất lượng nhất!
Cách đặt thờ tượng Quan Trần Triều trong điện thờ đúng chuẩn
Thờ Nhà Trần vừa có điểm tượng đồng vừa có chỗ khác biệt so với thờ Tứ phủ. Cách đặt tượng Trần Triều tuân theo gia đình chứ không theo quan tước, hàng bậc như trong Tứ phủ (Có Vua, Mẫu, Các Quan, Chúa, Chầu, Ông Hoàng, Thánh Cô, Thánh Cậu). Trong hệ thống các Quan được thờ, vị trí đặt tượng được phân theo thứ bậc như sau:
1.Vương phụ – vương mẫu (Vương phụ Khải thánh An Sinh, tặng phong Hiển Hoàng Khâm Minh Đại vương, Vương mẫu An Sinh phu nhân Thiện Đạo Quốc mẫu)
2. Đức đại vương chính cung tức Cửu thiên Vũ Đế Trần Triều Hiển Thánh Thái Sư Thượng Phụ Quốc Công Bình Bắc Đại Nguyên Suý Nhân Vũ Hưng Đạo đại vương thượng thượng thượng đẳng thần.
3. Vương phi phu nhân (Vương Phi Thiên Thành công chúa Nguyên Từ Quốc Mẫu)
4. Thày dạy văn
5. Thày dạy võ
6. Quan Nam Tào
7. Quan Bắc Đẩu
8. Đức Thánh Cả tức Khai quốc công Hưng Vũ đại vương Trần Quốc Nghiễn
9. Đức Phó Tằng tức Tiết độ sứ Hưng Hiến đại vương Trần Quốc Uất
10. Đức Thánh Tam tức Khai quốc công Hưng Hiến đại vương hay Đệ tam Ông Cửa Suốt Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng
11. Đức Thánh Đệ Tứ tức Khai quốc công Hưng Trí đại vương Trần Quốc Hiện, ngài ngự áo đỏ khăn đỏ, lưng đeo cờ kiếm )
12. Đức Tiên cô Đệ nhất Quốc Mẫu (Trần triều Vương nữ đệ nhất Quyên Thanh công chúa Trần Thị Trinh, là vợ Vua Trần Nhân Tông)
13. Đức Tiên cô Đệ nhị Đại Hoàng (Trần triều Vương nữ đệ nhị Đại Hoàng công chúa Điện Súy phu nhân Trần Thị Tĩnh)
14. Lục Bộ Đức Thánh Ông (đây là các danh tướng không mang họ Trần nhưng thuộc về công đồng Trần triều, và luôn được phối tự ở các Đền Trần Triều) Gồm :
- Điện Tiền Phò Mã Phạm Tướng Quân tức Phạm Ngũ Lão
- Tả Yết Kiêu tướng quân
- Hữu Dã Tượng tướng quân
- Nghi Xuyên tướng quân
- Hùng Thắng tướng quân
- Huyền Do tướng quân
15 – Trần Triều Vương nữ tôn Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Hậu (Bà là con gái trưởng của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Là vợ vua Trần Anh Tông. Mẹ đích của vua Trần Minh Tông)
16 – Trần Triều Khống Bắc tướng quân An Nghĩa đại vương (Nguyễn Chế Nghĩa, ngài văn võ song toàn, đứng đầu ban võ)
17. Đức Thái Bình công chúa (Cô là con nuôi của Đức Thánh Trần)
18. Đức Trần Bình Trọng
19. Cô bé Cửa Suốt (Trần triều Vương ngoại nữ tôn Tịnh Huệ công chúa, là con gái của Phạm Ngũ Lão và là thứ phi của vua Trần Anh Tông. Cô cùng Đức ông Đệ Tam trấn thống lĩnh ba quân thủy binh trấn giữ ngoài Cửa suốt nên gọi là cô bé Cửa Suốt)
20. Cậu bé Cửa Đông ( Hiển thánh vương tôn chủ bộ tướng): Trong hệ thống thờ các vị thánh Trần triều cổ không hề có Cậu bé cửa Đông, khoảng những năm 1990 một số đồng thầy hầu giá cậu bé cửa đông theo lối hầu mới, ghép Tứ phủ với Trần triều trong một buổi. Có giả thiết cho rằng cậu là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (là cháu nội vua Trần Thái Tông).
21. Ngoài ra còn các vị tướng khác như Trần Sầm, Đỗ Hựu, Đỗ Vỹ, Đỗ Hưng, Nguyễn An, Trần Bách, Đoàn Thại, Nông Thị Tâm, Lâm Văn Cường, Trần Nhật Duật…. cùng chư quan tướng hạ ban Ngũ hổ tướng quân, gồm:
- Đông phương lưu diện Đại tướng thanh hổ đại thần
- Nam phương lưu chỉ Đại tướng xích hổ đại thần
- Tây phương lưu tất Đại tướng bạch hổ đại thần
- Bắc phương lưu thị Đại tướng khắc hổ đại thần
- Trung phương lưu phòng Đại tướng hoàng hổ đại thần.
>>Tham khảo các mẫu tượng thờ điện mẫu đẹp nhất!
Tượng Quan Trần triều chế tác bằng chất liệu gì?
Trong các chất liệu chế tác tượng ngày nay, tượng bằng đồng đang được lựa chọn nhiều. Tượng bằng đồng đáp ứng được nhiều tiêu chí như chất lượng, mẫu mã, giá thành, là lựa chọn tốt để chế tác tượng.
- Kiểu dáng thẩm mĩ cao: Tượng Trần Triều đồng được tạo mẫu chế tác riêng. Hầu hết được chế atsc thủ công nên bề mặt tượng được xử lí chỉnh chu rất đẹp, có tính thẩm mĩ cao. Ngoài ra, màu sắc của đồng cũng sang trọng, mang phong cách phù hợp với không gian thờ cúng.
- Chất lượng và độ bền: Pho tượng bằng đồng có giá trị sử dụng cao, độ bền trường tồn cùng thời gian. Dù đồng là kim loại có tính oxy hóa khi để lâu ngoài không khí nhưng nếu được xử lý bề mặt kỹ lưỡng sẽ cho độ bền lâu, hạ màu trầm cổ sang trọng. Thậm chí là bền mãi mãi đối với các sản phẩm dát vàng, khảm tam khí, khảm ngũ sắc.
- Giá trị cao: Kim loại đồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, tài lộc, đem may mắn đến với gia chủ. Đặc biệt, chất liệu đồng đại diện cho hành Kim – một trong Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ) giúp cân bằng âm dương. Nếu bạn đang có nhu cầu đúc tượng Trần Triều về thờ tại tư gia thì tượng đồng là lựa chọn hoàn hảo.
Mua tượng Trần Triều bằng đồng đẹp, giá tốt ở đâu?
Đúc Tượng Đồng tự hào là đơn vị chế tác đồ đồng truyền thống với nhiều năm kinh nghiệm. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi làng đồng Ý Yên, Nam Định. Các mẫu tượng bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng.
Trong đó, các mẫu tượng Quan Trần Triều của chúng tôi luôn được khách hàng, các Thanh đồng đánh giá cao về độ tinh xảo, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn.
Bên cạnh đó, chúng tôi luôn sử dụng đồng chuẩn, nói không với đồng pha tạp chất, đồng rác cho thành phẩm có độ bền vượt trội. Bảo hành lên đến 20 năm, không xuống cấp, xỉn màu đối với sản phẩm thường. Bảo hành trọn đời đối với các mặt hàng mạ vàng 24k, dát vàng 9999.
Chúng tôi nhận chế tác tượng Tam tòa Thánh Mẫu, tượng Trần triều theo kích thước, mẫu mã yêu cầu. Nếu quý khách đang quan tâm đến các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline: 0937 522 286 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Chế độ bảo hành tốt
Khách hàng khi mua sản phẩm của chúng tôi được cấp phiếu bảo hành theo quy định:
– BẢO HÀNH 15 NĂM đối với các sản phẩm thông thường
– BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI đối với sản phẩm dát vàng 9999, khảm tam khí, khảm ngũ sắc
– LỖI 1 ĐỔI 1 trong vòng 15 ngày, lưu ý: sản phẩm phải chưa được sử dụng.
Xem ngay:
+101 mẫu tượng truyền thần đẹp nhất
+101 mẫu tượng Danh Nhân chất lượng nhất