Thành Hoàng Làng là ai? Tìm hiểu văn hóa thờ Thành Hoàng tại Việt Nam

Vắn hóa thờ Thành Hoàng Làng đã có từ lâu đời và có vị trí quan trọng trong đời sống của người Việt. Hầu như mỗi làng quê đều sẽ có vị Thần riêng, đó có thể là anh hùng có công với đất nước, có công thành lập làng hay là ông tổ nghề,… Vậy Thành Hoàng Làng là ai? Văn hóa thờ Thành hoàng diễn ra thế nào tại Việt Nam? Để giải đáp các vấn đề trên, cùng Đúc Tượng Đồng tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây để có lựa chọn xác đáng nhất.

tượng Thành Hoàng Làng cho điện thờ

Văn hóa thờ Thành Hoàng Làng có từ lâu đời và vẫn được lưu truyền tới ngày nay

Thành Hoàng Làng là ai?

Thờ Thành hoàng là tục thờ cúng của cư dân nông nghiệp của Việt Nam từ lâu. Vốn, tín ngưỡng này có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này du nhập tới Việt Nam đã kết hợp với văn hóa bản địa mà cho ra tín ngưỡng này. Thành hoàng làng có thể là nhiên thần hoặc nhân thần. Nhiên thần có thể là Thần Cây, Thần Sông, Thần Núi, thậm chí con vật…. 

Trong khi nhân thần lại có thể là các tổ nghề, anh hùng có công với dân hay các linh hồn chết thiêng. Đối với nhân dân, thần Thành hoàng làng là vị thần bảo hộ chung cho cả làng “Thành hoàng Bổn cảnh”. Thần ngự trị tại đình làng phù hộ cho dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xóm làng thịnh vượng. Người ăn ở hiền lương được thần độ trì, kẻ gian ác hung dữ sẽ bị trừng trị. Xét về mặt này thì thần Thành hoàng mang giá trị nhân văn, là vị thần hiện thân của kỷ cương, thưởng phạt phân minh.

Thành Hoàng Làng là ai?
Văn hóa thờ Thành Hoàng Làng được du nhập từ quốc gia phương Bắc

Nhà văn Sơn Nam từng viết: Ông thần ở đình làng gọi là thần Thành hoàng, cai quản khu vực trong khung thành. Thoạt tiên là thần ngự trị nơi thị tứ, sau áp dụng (cả) nơi thôn xóm, (vì) vẫn có điếm canh bố trí bao quanh…

Giống như Táo công và Thổ công, Thành Hoàng cai quản đình làng và cả một khu vực làng xã, hoặc thành lũy có đường biên, tức là quyền lực lớn hơn thần Đất, quyết định họa phúc của một làng và thường được thờ ở đình làng.

Thành Hoàng Làng là ai?
Thành Hoàng Làng có thể là anh hùng dân tộc, người có công với dân với nước

Do vậy, hầu hết ở mỗi làng quê hay phố nghề (nơi thị thành) đều lập đình (hoặc đền, miếu) thờ vị Thành Hoàng của làng hay phường hội. Thành Hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề).

Mỗi làng, mỗi thành đều chọn thờ một Thần Thành Hoàng để thần bảo vệ và ban phúc lành cho dân, có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị. Tôn thờ Thành Hoàng làng chính là một nhu cầu tâm lý, người dân thờ Thành Hoàng làng để phục vụ cho hiện thực cuộc sống, là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu được, là phương tiện, là động lực thúc đẩy sản xuất và ổn định cuộc sống.

Vai trò của Thành Hoàng làng trong văn hóa tâm linh của người Việt

Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng mang đậm dấu ấn tâm linh và thể hiện quan niệm” Uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam.

Đình thờ tượng Thành Hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra ở đình với sự chứng kiến của Thành Hoàng. Cho nên sự thờ phụng Thành Hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng.

Thành Hoàng Làng là ai
Người dân thờ Thành Hoàng Làng là để cầu mong cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa

Thành Hoàng có sức toả sáng vô hình như một quyền uy siêu việt, khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ. Việc thờ phụng Thành Hoàng như sợi dây liên kết vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất nề quê thói được bảo tồn. Cũng chính vì lẽ đó, các hương chức cũng như các gia đình trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng Thành Hoàng để xin phép trước.

Trong tâm thức người dân quê đất Việt, Thành Hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng Thành Hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi.

Cùng với việc thờ cúng tổ tiên thì tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng đem lại cho người dân ý thức hướng về cội nguồn, về quê cha đất tổ bằng những biểu hiện sinh hoạt văn hoá truyền thống.

Chính vì vậy việc giữ gìn và phát huy những truyền thống thống ấy là trách nhiệm của mỗi người và cũng là để góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Tượng Thành Hoàng Làng thường được chế tác từ chất liệu gì?

Trong các chất liệu, tượng đồng tuy có giá thành khá cao, tuy nhiên sản phẩm vẫn luôn nhận được sự ưu ái của khách hàng bởi những “điểm cộng” dưới đây: 

  • Xét về mẫu mã: Tượng đồng được chế tác dựa trên khuôn đất. Người thợ tiến hành đắp mẫu bằng đất, tạo khuôn rồi mới mới nấu đồng, đổ khuôn và hoàn thiện. Thành phẩm cho mẫu mã đẹp, diện tượng truyền thần, kết cấu chắc chắn.
  • Xét về độ bền: Đồ đồng, đồ đá có giá trị sử dụng cao, độ bền trường tồn cùng thời gian. Dù đồng là kim loại có tính oxy hóa khi để lâu ngoài không khí nhưng nếu được xử lý bề mặt kỹ lưỡng sẽ cho độ bền lâu, hạ màu trầm cổ sang trọng. Thậm chí là bền mãi mãi đối với các sản phẩm dát vàng, khảm tam khí, khảm ngũ sắc. 
  • Xét về phong thủy: Kim loại đồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, tài lộc, đem may mắn đến với gia chủ. Đặc biệt, chất liệu đồng đại diện cho hành Kim – một trong Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ) giúp cân bằng âm dương. Nếu bạn đang có nhu cầu đúc tượng Thần Thành Hoàng về thờ tại tư gia thì tượng đồng là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. 
  • Xét về giá thành: Tượng đồng tuy có giá thành khá cao so với các chất liệu khác, tuy nhiên nếu xét về độ bền, tuổi thọ sử dụng thì mức giá hoàn toàn tương xứng. 
tượng Thành Hoàng Làng cho điện thờ
Tượng Thần Thành Hoàng bằng đồng đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, giá thành, độ bền

>>> Xem thêm: +55 Mẫu tượng thờ Điện Mẫu đẹp nhất

Ở đâu chế tác tượng Thành Hoàng Làng uy tín, truyền thần?

Đúc Tượng Đồng là cơ sở chế tác tượng đồng uy tín, có xưởng đúc đồng lớn tại làng nghề. Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã thi công +3.000 công trình đúc tượng lớn nhỏ trên cả nước. Các mẫu tượng đồng của chúng tôi luôn được khách hàng, các sư thầy, sư cô đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn. 

Chúng tôi sở hữu 3 phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Tượng Đồng luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.

tuong thanh hoang lang bang dong kham tam khi vang bac dong dep gia re 97cm 2
Chúng tôi là cơ sở chế tác tượng đồng uy tín, sở hữu đội ngũ nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm

tuong tran trieu bang dong catut cao 1m07 2

=>>> Sử dụng nguyên liệu đúc chọn lọc: Chúng tôi sử dụng nguyên liệu đồng thanh khiết (chủ yếu dùng đồng đỏ đối với tượng kích thước lớn), nói không với các loại đồng tạp. Sản phẩm có trọng lượng nặng, đúc dày dặn, kết cấu cân đối, chắc chắn

=>>> Chế tác bởi nghệ nhân: Sản phẩm được thực hiện bởi bàn tay nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm. Quý khách có thể đánh giá qua các chi tiết hoa văn được chạm khắc thủ công tỉ mỉ, kỳ công và vô cùng tinh xảo. Tượng có diện mạo đẹp, thần thái, tỷ lệ hình khối cân đối. 

=>>> Kỹ thuật sửa nguội hoàn thiện tốt: Đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định khắt khe trong các khâu chế tác, sản phẩm của Bảo Long có kỹ thuật hoàn thiện tốt, nhẵn mịn, đảm bảo độ bền trên 10 năm đối với sản phẩm thông thường và bền mãi mãi đối với hàng dát vàng 9999.  

Chúng tôi nhận chế tác tượng THEO YÊU CẦU. Nếu quý khách đang quan tâm đến các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Tổng hợp +1001 Mẫu tượng Phật bằng đồng đẹp nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *